Nhiều người sử dụng cà phê vào buổi sáng để cảm thấy tỉnh táo. Tuy nhiên, số khác thậm chí còn thấy buồn ngủ hơn sau khi uống cà phê.
Cà phê là thức uống phổ biến trên thế giới. Ước tính 75% người trưởng thành uống cà phê, trong đó gần 50% uống cà phê hàng ngày. Cà phê chứa caffein cùng nhiều hợp chất khác làm tăng sự tỉnh táo, cũng như cải thiện tâm trạng. Do đó, nhiều người sử dụng cà phê như một phần thói quen buổi sáng để cảm thấy tỉnh táo và sẵn sàng để khởi đầu một ngày mới.
Mặc dù cà phê là một chất kích thích, nhưng một số người nhận thấy việc uống cà phê không mang lại kết quả như mong muốn. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ thảo luận về những lý do khiến cà phê có vẻ khiến bạn cảm thấy buồn ngủ hơn là tỉnh táo, cũng như những gì bạn cần làm để chống lại tác động này.
Tại sao cà phê làm bạn mệt mỏi?
Thiếu ngủ, dung nạp caffein, mất nước, nồng độ adenosine, thay đổi lượng đường trong máu hoặc cơ địa khác biệt trong quá trình chuyển hóa caffein đều khiến bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi uống cà phê.
Thiếu ngủ
Hơn 1/3 người trưởng thành bị thiếu ngủ và không ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm theo khuyến nghị. Mặc dù cà phê giúp bạn lấy lại tinh thần nhanh chóng, nhưng nó không thể thay thế hoàn toàn cho giấc ngủ. Thiếu ngủ làm giảm sự tỉnh táo, làm chậm thời gian phản hồi và ảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ.
Việc uống nhiều cà phê để vượt qua cơn mệt mỏi có thể gây phản tác dụng. Lượng cafffeine tiêu thụ quá lớn có thể tác động tiêu cực đến giấc ngủ, khiến bạn buồn ngủ vào ngày hôm sau. Do đó, thói quen uống cà phê để khắc phục hậu quả của việc thiếu ngủ có thể tạo ra chu kỳ tiêu cực. Bạn uống nhiều cà phê hơn do cảm thấy mệt mỏi, nhưng cà phê lại làm gián đoạn giấc ngủ, gây mệt mỏi hơn về lâu dài.
Dung nạp caffein
Thay vì khiến bạn mệt mỏi, cà phê chỉ đơn giản không khiến bạn tỉnh táo như trước đây.
Ban đầu, việc tiêu thụ caffein có thể cải thiện tâm trạng, thời gian phản ứng cũng như hiệu suất thể chất của bạn. Tuy nhiên, tương tự như cách mọi người phát triển tửu lượng, những người tiêu thụ caffein thường xuyên cũng phát triển khả năng chịu đựng. Kết quả là cùng lượng caffein tiêu thụ sẽ không tạo ra tác dụng tích cực theo thời gian. Do đó, việc tiêu thụ nhiều cà phê hơn để cố gắng phục hồi tác dụng tích cực trước đó có thể tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ.
Ngoài ra, việc sử dụng caffein thường xuyên chỉ trong 3 ngày là đủ để gây ra các triệu chứng cai nghiện khi bạn ngừng tiêu thụ. Quá trình cai caffein được đánh dấu bằng những cơn đau đầu, giảm sự tỉnh táo và cảm giác mệt mỏi.
Mất nước
Cà phê được coi là chất lợi tiểu, điều đó có nghĩa nó làm tăng nhu cầu đi tiểu của bạn và dẫn đến mất nước. Nếu những lần đi vệ sinh này đánh thức bạn suốt đêm, cảm giác mệt mỏi vào ngày hôm sau là điều tất yếu. Ngoài ra, bản thân tình trạng mất nước nhẹ sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Mất nước nhẹ cũng làm giảm khả năng nhận thức, suy giảm trí nhớ, tăng cảm giác lo lắng và căng thẳng.
Cà phê có nhiều khả năng ảnh hưởng đến quá trình hydrat hóa đối với những người không uống cà phê thường xuyên. Nó chỉ có ít hoặc không có tác dụng cho đến khi đạt đến mức độ caffein nhất định.
Thay đổi lượng đường huyết
Ly cà phê buổi sáng có thể góp phần kháng insulin và tác động tiêu cực đến khả năng dung nạp glucose của cơ thể. Điều này khiến bạn nhạy cảm hơn với đường hoặc carbohydrate có trong đồ uống hoặc bữa sáng, từ đó tạm thời làm tăng lượng đường huyết. Tình trạng này phổ biến nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, lượng đường huyết cao có liên quan đến cảm giác gia tăng mệt mỏi, đặc biệt ở phụ nữ.
Ngay cả khi lượng đường trong máu không đạt mức cao nhất về mặt lâm sàng, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn do lượng đường trong máu thấp sau khi đột ngột giảm xuống. Sau khi tiêu thụ đường vài giờ, lượng đường huyết đạt đỉnh rồi giảm xuống, chính điều đó có thể ảnh hưởng đến mức năng lượng của bạn.
Nếu bạn tin rằng mình bị tiểu đường hoặc các vấn đề đường huyết khác, hãy hẹn gặp bác sĩ.
Mức adenosine
Được sản xuất số lượng lớn hơn khi chúng ta thiếu ngủ, adenosine là hóa chất quan trọng tạo ra cảm giác buồn ngủ. Cà phê thúc đẩy sự tỉnh táo và giảm mệt mỏi bằng cách ngăn chặn các thụ thể adenosine, ngăn không cho hóa chất này phát huy tác dụng thúc đẩy giấc ngủ. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy cơ thể còn bù đắp cho hiệu ứng này bằng cách tăng độ nhạy cảm với adenosine. Một khi tác dụng của cà phê hết, sự gia tăng có thể gây buồn ngủ và mỏi cơ.
Chuyển hóa caffein
Không phải ai cũng chuyển hóa caffeine ở mức độ như nhau. Nếu bạn chuyển hóa caffein chậm, nó có thể không khiến bạn cảm thấy tỉnh táo nhanh như những người khác. Ngược lại, nếu bạn chuyển hóa caffein nhanh, nó có thể không tác động nhiều đến bạn hoặc biến mất nhanh hơn, dẫn đến cảm giác buồn ngủ sớm hơn.
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc một người chuyển hóa caffein nhanh như thế nào. Hút thuốc lá làm tăng tốc độ chuyển hóa caffein. Ngược lại, các tình trạng như mang thai hoặc bệnh gan có thể làm chậm quá trình chuyển hóa caffein.
Di truyền
Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn, nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng di truyền có tác động đến cách một cá nhân phản ứng với caffeine. Một số gen cụ thể có thể khiến bạn nhạy cảm hơn với tác động tiêu cực của caffein, chẳng hạn như lo lắng hoặc gián đoạn giấc ngủ. Nếu tiêu thụ caffein ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ, kết quả là bạn dễ cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày.
Làm thế nào để tối ưu lợi ích của cà phê?
Bạn có thể thực hiện nhiều phương pháp khác nhau để tối ưu hóa lợi ích của cà phê, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực tiềm ẩn.
Ngủ đủ
Mặc dù cà phê làm tăng sự tỉnh táo, nhưng nó lại hạn chế quá trình nhận thức cao hơn và không thể che giấu cơn buồn ngủ tiềm ẩn mãi mãi. Nếu cảm thấy mệt mỏi mặc dù đã uống cà phê, bạn có thể bị thiếu ngủ. Hãy cân nhắc ngủ lâu hơn hoặc kiểm tra chất lượng giấc ngủ để xem liệu bạn có ngủ không ngon giấc hơn không mặc dù đã dành thời gian dài nằm trên giường.
Uống cà phê có chiến lược
Các nghiên cứu cho thấy uống cà phê trong vòng 6 giờ trước khi ngủ sẽ làm gián đoạn giấc ngủ. Vì vậy, hãy cân nhắc hạn chế uống cà phê vào buổi sáng và ưu tiên các thực phẩm giúp ngủ ngon về đêm. Cục Quản lý thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến nghị tiêu thụ không quá 400 miligam caffein mỗi ngày – lượng được tìm thấy trong khoảng 4 tách cà phê. Mỗi người có mức độ nhạy cảm khác nhau với caffein. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy caffein đang tác động tiêu cực đến bạn, điều đó sẽ giúp giảm lượng tiêu thụ.
Giảm bớt lượng đường thêm vào
Hãy chú ý đến những gì bạn ăn kèm với cà phê sáng cùng bất kỳ loại đường hoặc chất làm ngọt nào thêm vào. Ở nhiều nơi trên thế giới, đồ uống như cà phê đã trở thành nguồn đường bổ sung tiềm ẩn trong chế độ ăn uống. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, tiêu thụ đường có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi. Ngoài ra, việc tiêu thụ caffein còn tác động tiêu cực đến khả năng quản lý đường huyết đúng cách của cơ thể, làm tăng bất kỳ tình trạng mệt mỏi nào.
Giữ nước
Để chống lại tình trạng mất nước tiềm tàng thường đi kèm với lượng caffeine cao, hãy đảm bảo uống nhiều nước. Điều này đặc biệt có tác dụng nếu bạn không thường xuyên uống cà phê, vì bạn có thể nhạy cảm hơn với khả năng lợi tiểu.
Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có được lựa chọn tốt nhất cho giấc ngủ. Để được tư vấn và đặt mua chăn ga gối đệm Everon, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ showroom gần nhất thuộc Everon365.com.